Diễn đàn › Diễn đàn › Chuyện Du Học › NHỮNG VIỆC CẦN CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI ĐI DU HỌC
- This topic has 0 phản hồi, 1 voice, and was last updated 1 year, 11 months trước by Thay Tony.
-
Người viếtBài viết
-
Tháng Một 16, 2023 vào lúc 1:06 chiều #310Thay TonyQuản lý
Sau khi xác định rõ ràng mục đích đi du học, lựa chọn được thời điểm, hình thức và địa điểm du học thích hợp cho mình, việc bạn cần làm là tìm hiểu điều kiện nhập học, chuẩn bị một bộ hồ sơ hoàn chỉnh để gửi đến nơi học, chuẩn bị hồ sơ xin visa và tìm hiểu thật kỹ trường, viện nghiên cứu mình sẽ đến, điều kiện ăn ở, đặc điểm tự nhiên và xã hội nơi đó.
1. Tìm hiểu điều kiện nhập học
Đây là bước đầu tiên và rất quan trọng khi bạn bắt tay vào chuẩn bị để đi du học. Mỗi nước hoặc mỗi trường đều đặt ra những tiêu chí cụ thể mà bạn phải đạt được nếu muốn vào học. Cách tìm hiểu trực tiếp nhất là qua website của trường hoặc viện đỏ, sau đó, nếu bạn có bất cứ câu hỏi gì, đừng ngần ngại viết e-mail trực tiếp cho người phụ trách tuyển sinh.
Ví dụ: Những điều kiện xin nhập học hệ đại học của trường Harvard (theo website của trường:https://college.harvard.edu/admissions/application-process/application-requirements) bao gồm:
• Đơn xin học và một bài luận bổ sung cho đơn xin nhập học chung.
• 75 đô-la lệ phí xét tuyển hoặc một đơn yêu cầu miễn lệ phí.
• Kết quả SAT hoặc ACT, với hai bài kiểm tra chuyên ngành SAT.
• Học bạ trung học (bao gồm bảng điểm) và kết quả giữa năm.
• Hai thư giới thiệu của giáo viên.Một kênh khác, mà bạn có thể tìm hiểu một cách giản tiếp, là tìm thông tin tuyển sinh của cơ sở đào tạo đó qua Internet, qua những cựu sinh viên của trường, nếu tìm được những người Việt Nam đã hoặc đang học tại trường đó để hỏi thì rất tốt.
Việc tìm kiếm và kết bạn với những người cùng chỉ hưởng, cùng mong muốn đến học ở nơi bạn chọn rất có ý nghĩa, vì các bạn có thể chia sẻ thông tin cho nhau, giúp đỡ nhau trong quá trình nộp hồ sơ, làm visa và quá trình học tập nơi đất khách sau này.
Thực tế, các bạn du học sinh thường tìm hiểu một vài trường, một vài nước rồi xếp thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp để nộp hồ sơ. Nếu như không được vào trường tốp trên thì các bạn vẫn có cơ hội ở các trường thấp hơn.
2. Chuẩn bị hồ sơ du học
Sau khi tìm hiểu điều kiện nhập học của trường, bạn sẽ biết mình cần chuẩn bị cụ thể những gì, nhưng để chủ động hơn, việc cần làm của bạn là chuẩn bị trước cho mình một bộ hồ sơ gồm những giấy tờ chung mà thường trường nào, cơ sở đào tạo nào cũng cần. Vì, nếu để “nước đến chân mới nhảy” – khi biết cần chuẩn bị giấy tờ gì mới làm, thì sẽ rất vất vả, tổn kém, có khi lại chậm trễ, và vì vội vàng nên có thể chuẩn bị không tốt, dễ bị loại.
Một bộ hồ sơ chung thường bao gồm:
1. Bằng cấp: Bằng tốt nghiệp phổ thông hoặc trung học/giấy chứng nhận tốt nghiệp và học bạ – đối với những bạn có ý định đi du học bậc đại học trở xuống; bằng tốt nghiệp đại học, cao học/giấy chứng nhận tốt nghiệp và bảng điểm – đối với những bạn muốn đi du học sau đại học.2. Giấy tờ cá nhân: giấy khai sinh, hộ khẩu tin thường trú.
3. Một sơ yếu lý lịch (CV) hoàn chỉnh bằng tiếng Anh hoặc tiếng của nước mình sẽ đến.
4. Một số giấy khen, chứng nhận phần thưởng quan trọng như đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và quốc tế – đối với các bạn có ý định đi du học từ bậc đại
xuống; bằng sáng chế, giải thưởng nghiên
cứu khoa học… – đối với các bạn có mong muốn du học sau đại học.Những giấy tờ nào bằng tiếng Việt thì cần được dịch và công chứng sang tiếng nước mình đến học hoặc sang tiếng Anh. Bạn cần tìm hiểu xem nơi mình có ý định nhập học có chấp nhận giấy tờ bằng tiếng Anh không. Để dịch, công chứng sang tiếng nước ngoài thường các phòng tư pháp cấp quận, huyện trở lên mới có thẩm quyền làm, tuy nhiên nhanh chóng, thuận tiện nhất là bạn đến các phòng dịch thuật công chứng làm dịch vụ để thuê họ làm. Thông thường, nên công chứng, dịch thuật ít nhất 4 bản mỗi loại giấy tờ, vì ngoài để nộp hồ sơ nhập học, bạn sẽ mang theo một số khi đi du học, có lúc sẽ cần đến.
Sau khi có bản công chứng, việc bạn cần làm là scan các giấy tờ này, để có một bộ hồ sơ online sẵn sàng cho việc ứng cử các trường khi cần đến. Trên thực tế, để thuận lợi cho người học, hiện nay, hầu hết các trường, các viện nghiên cứu đều ưu tiên nộp hồ sơ nhập học trực tuyến thông qua e-mail, hệ thống nộp hồ sơ online.
3. Chuẩn bị các giấy tờ để xin thị
Khi bạn đi du học tức là bạn phải nhập cảnh vào nước khác, để được nhập cảnh bạn phải được chính phủ nước đó mà cụ thể là đại sứ quán/lãnh sự quán nước đó (hoặc đại sứ quán ủy quyền, nếu nước bạn muốn nhập cảnh chưa có đại sứ quán ở Việt Nam) cấp thị thực nhập cảnh, tức visa. Phần lớn chúng ta chỉ dùng hộ chiếu phổ thông, và với hộ chiếu này, chúng ta sẽ được miễn visa ở các nước thành viên trong khối Asean bao gồm: Brunei Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan, Đông Timor. Tuy nhiên, bạn chỉ có thể ở các nước này một thời gian nhất định (khoảng 1 tháng), nếu ở lâu hơn bạn phải xin thị thực.
Do đó, với hộ chiếu phổ thông, khi đi du học đến phần lớn các nước trên thế giới bạn cần phải xin thị thực. Và đương nhiên, trước khi làm việc này, bạn phải làm hộ chiếu trước ở phòng quản lý xuất nhập cảnh thuộc công an các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi bạn có hộ khẩu thường trú. Khi bạn xin visa, visa sẽ được dán vào hộ chiếu của bạn.
Đến du học nước nào thì tốt nhất là bạn nên xin visa vào nước đó (vì một số nước thuộc các liên minh, khi có visa vào một nước thành viên là vào được các nước khác), mỗi nước lại có những yêu cầu hồ sơ xin visa khác nhau, nhưng với trường hợp xin visa du học, thường bao gồm các giấy tờ sau:
1. Giấy khai sinh, sổ hộ khẩu.
2. Hộ chiếu còn hạn.
3. Bằng cấp, bảng điểm/học bạ.
4. Một tờ đơn xin cấp visa – thường theo mẫu của mỗi nước.
5. Giấy chứng nhận sức khỏe – thường đại sứ quán mỗi nước có quy định giấy này bạn phải xin ở những cơ sở y tế nào ở Việt Nam.
6. Lý lịch tư pháp – Một tờ giấy nói đến lịch sử tư pháp của bạn như đã từng phạm tội chưa, ở đâu, làm gì… Giấy này bạn phải xin ở Sở Tư pháp của thành phố/tỉnh nơi bạn có hộ khẩu thường trú.
7. Thư chấp nhận vào học của trường nước ngoài nơi bạn sẽ học.
8. Giấy chứng nhận nơi bạn sẽ ở trong quá trình học.
9. Bảo hiểm quốc tế (thường là bảo hiểm du lịch quốc tế).
10. Vé máy bay.
11. Chứng minh tài chính/thư đảm bảo tài chính của tổ chức bảo trợ hoặc cấp học bổng cho bạn/Thư mời học bổng trong đó có nói rõ nơi cấp tiền và số tiền hằng tháng bạn sẽ nhận.Khi chưa biết mình sẽ học ở đâu, chưa có thư chấp nhận vào học và chưa có Giấy chứng nhận nơi sẽ ở trong quá trình học thì bạn chưa cần đặt vé máy bay, chưa cần làm giấy chứng nhận sức khỏe, đơn xin cấp visa và chưa cần mua bảo hiểm quốc tế, chứng minh tài chính. Nhưng để chủ động, các giấy tờ ở mục (1), (2), (3), (6) bạn có thể làm trước. Trong đó, lý lịch tư pháp thường có giá trị một năm kể từ ngày cấp và mất nhiều thời gian để đi xin, nên bạn cần quan tâm làm trước. Thường loại giấy này chỉ có tiếng Việt.
Với các giấy tờ tiếng Việt, bạn cũng cần dịch và công chứng sang tiếng Anh hoặc tiếng nơi bạn sẽ đến học, và cũng cần khoảng 3-4 bản mỗi loại.
Khi nộp giấy tờ xin visa trừ hộ chiếu, thư chấp nhận vào học, chứng minh tài chính, giấy chứng nhận nơi ở bạn phải nộp bản gốc, vé máy bay chỉ cần nộp bản in cuống vé từ e-mail do đại lý bán vé gửi, các giấy tờ còn lại bạn chỉ cần nộp bản dịch và công chứng. Tuy nhiên cần mang theo bản gốc, phòng khi họ yêu cầu kiểm tra.
4. Tìm hiểu về cơ sở đào tạo nơi mình sẽ đến
Trước khi đi du học, điều bạn nên làm là cần tìm hiểu thật kỹ về cơ sở đào tạo (trường, viện, trung tâm) mình có ý định sang học bằng mọi kênh thông tin có thể.
Những thông tin về ngành học, chương trình đào tạo, chất lượng đào tạo, năng lực đào tạo và nghiên cứu khoa học, ngành học, lĩnh vực thế mạnh, tài liệu nghiên cứu/học tập, đội ngũ cán bộ nghiên cứu/giảng dạy… là điều bạn nên quan tâm. Bên cạnh đó, việc tìm hiểu các nhóm/hội sinh viên, có người Việt Nam học tập ở đó hay không… cũng là những thông tin cần thiết. Những thông tin này sẽ giúp bạn xác định được cơ sở đào tạo phù hợp với mình, và chủ động trong mọi việc khi sang đó học tập.
Việc tìm hiểu các thông tin về cơ sở đào tạo có thể thực hiện bằng nhiều cách như qua Internet, qua các sinh viên người Việt đang học tập tại đó hoặc trực tiếp từ người quản lý tuyển sinh/đào tạo của trường. Hầu hết các cơ sở đào tạo trên thế giới, nhất là những cơ sở uy tín, đều có website riêng, website sẽ cập nhật và thể hiện rất rõ những thông tin cần thiết mà người học muốn tìm hiểu, và sẽ có bản tiếng Anh cho người nước ngoài truy cập. Việc tìm kiếm thông tin trên website chính thống của các cơ sở đào tạo là cách mà phần lớn người đi học thường làm. Nếu nơi bạn đến học đã có người Việt từng học thì việc liên hệ với những người này để tìm hiểu về trường/viện đó là điều rất tốt, đó có thể là kênh phản ánh tình hình khá khách quan. Việc Google để tìm kiếm những phản hồi, những bình luận của những người quan tâm đến nơi bạn sẽ đến học sẽ giúp bạn có cái nhìn nhiều chiều hơn và đưa ra lựa chọn/quyết định tốt hơn.
5. Tìm hiểu về điều kiện ăn ở nơi mình sẽ đến
Những thông tin về ký túc xá, nhà trọ như trong trường có chỗ ở cho sinh viên nước ngoài không, phòng ở bao nhiêu người, điều kiện sinh hoạt thế nào, có gần nơi học không, đi lại có thuận lợi không… là những điều bạn cần tìm hiểu trước khi sang học.Thực tế, không phải ai cũng có thể sống và học tập được trong môi trường quá đông người. Trong khi ở nhiều nước, ký túc xá thường có 2-6 người/phòng, nhiều trường đại học ở Đài Loan ký túc xá thường có 4-6 người/phòng, ở Hàn Quốc 2-4 người/phòng, ở Ba Lan 2-4 người/phòng. Nếu bạn thấy mình không thể tập trung học tập được khi ở cùng nhiều người khác thì cần đăng ký để được ở ít người. Và đương nhiên khi đó mỗi tháng, bạn sẽ phải chi trả nhiều tiền hơn.
Việc trường có ký túc xá hay không, có đủ chỗ cho sinh viên ở không tùy thuộc vào từng cơ sở đào tạo. Nên tìm hiểu những thông tin này sớm, đăng ký sớm, bạn sẽ có cơ hội được ở và ở với điều kiện tốt hơn, điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và học tập của chúng ta khi đem “cơm” đi học xứ người.
Bên cạnh nơi ở, các thông tin liên quan đến nơi ăn cũng quan trọng. Bạn cần biết rằng mình có được nấu ăn tại nơi ở hay trường có căng tin cho sinh viên ăn uống… Vì nhiều trường không cho người học nấu ăn trong ký túc xá, mà bạn phải ăn ở nhà ăn của trường (Ví dụ: Đại học Ulsan Hàn Quốc), trong khi đồ ăn họ nấu theo cách của nước sở tại, có thể sẽ rất khó ăn với người nước ngoài, nhất là giai đoạn đầu.
6. Tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên – xã hội nơi mình sẽ đến
Các thông tin về điều kiện tự nhiên, thời tiết của nơi mình dự định đến học cũng cần được bạn xem xét. Nơi đó nhiệt độ thế, có mưa nhiều, các mùa ra sao… bạn đều cần có câu trả lời. Vì chúng ta đang ở một nước nhiệt đới, nóng lắm, mưa nhiều, chúng ta quen với nhiệt độ cao nhất khoảng 40°C (vào mùa hè) và thấp nhất khoảng 10°C (vào mùa đông), nên không phải ai cũng có khả năng chịu được cái lạnh dưới o°C ở các nước hàn đới hoặc trên 40°C ở các nước cận xích đạo. Chẳng hạn ở các nước Đông Âu và Bắc Âu (như Ba Lan, Đan Mạch, Na Uy…) vào mùa đông nhiệt độ thường xuống dưới -10°C, có khi là -50°C, bạn đã tưởng tượng được mình sẽ sống như thế nào trong điều kiện thời tiết như thế chưa? Hoặc ở xứ sở sương mù Anh quốc, nơi bạn có thể gặp mưa bất cứ lúc nào, độ ẩm không khí cao, nếu da bạn bị dị ứng thời tiết nhất là với độ ẩm cao, thì tốt nhất nên đến nước khác du học.
Bên cạnh các đặc điểm tự nhiên, bạn cần + tâm đến các đặc điểm về lịch sử, xã hội của nơi mình sẽ đến. Liệu ở đó người dân có thân thiện hay không, có cởi mở với người nước ngoài không, quan điểm sống và thế giới quan chung thế nào… cũng cần được bạn quan tâm. Vì chắc hẳn, bạn sẽ không yên tâm sinh sống, học tập tại nơi mà ở bất cứ nơi đâu mình đều bị nhìn và đối xử như người đến từ hành tinh khác.
-
Người viếtBài viết
- Bạn cần đăng nhập để phản hồi chủ đề này.