- This topic has 0 phản hồi, 1 voice, and was last updated 1 year, 11 months trước by BichP.
-
Người viếtBài viết
-
Tháng Một 17, 2023 vào lúc 5:06 sáng #313BichPThành viên
HƯỚNG DẪN TÌM VIỆC LÀM THÊM CHO DU HỌC SINH TỪ A TỚI Z
Câu chuyện tìm việc đi làm thêm luôn là nỗi băn khoăn, trăn trở của các bạn du học sinh trên toàn thế giới. Trong bài viết này, mình sẽ cùng đồng hành với các bạn để giải tỏa những băn khoăn nhé. Và mình sẽ chia sẻ những chỉ dẫn chi tiết và đơn giản dành cho các bạn, để biến câu chuyện kiếm việc làm thêm trong quá trình đi du học trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Mình hiện đang là du học sinh Úc, và mình ở Úc được khoảng 2 năm rồi. Trong khoảng thời gian đó, mình đã trải qua rất rất nhiều các thể loại job, rồi quá trình xin việc, không có việc thất nghiệp, khóc lóc không có tiền. Thế nên các bạn cứ tin là mình sẽ hiểu hết những nỗi khổ khi các bạn đi xin việc. Mình cũng tin là bài viết này sẽ hỗ trợ được hầu hết các bạn du học sinh trên toàn thế giới chứ không chỉ riêng ở Úc. Tuy nhiên thì mình sẽ lấy những ví dụ cụ thể ở Úc để các bạn có thể hình dung và áp dụng tại nơi ở của mình nhé. Cùng đi thôi nào.
Mình sẽ chia 5 phần chính.– Loại việc
– Nguồn việc
– Kĩ năng làm việc cơ bản
– Kĩ năng nâng cao
– Lưu ý cần thiết1. Loại việc
Về công việc thì mình sẽ chia thành 2 loại là legal và illegal. Thực chất các công việ illegal không phải là bạn đi bán các chất cấm hay làm gì phạm pháp đâu. Chỉ đơn giản là các công việc bạn được trả cash in hand, bạn sẽ không đóng thuế cho nhà nước. Còn các công việc legal thì là bạn phải khai thuế và trả thuế cho nhà nước.
Hầu hết các công việc cash in hand thường là các công việc bán thời gian như kiểu phục vụ quán ăn nhỏ nhỏ, làm nail, salon tóc,… Và các bạn có thể tìm công việc này ở các group cộng đồng người Việt ở nước của mình để tìm. Tuy nhiên, mình không khuyến khích các bạn làm theo hướng này và mình cũng không có kinh nghiệm làm việc cash in hand. Nên mình sẽ bàn nhiều đến các công việc legal. Theo như kinh nghiệm của mình thì mình sẽ chia thành 3 nhóm ngành chính.– Nhóm dịch vụ ăn uống (F&B). Nhóm này sẽ có rất nhiều nhà hàng từ cao cấp đến bình dân. Có thể các công việc là phục vụ ở nhà hàng ăn uống hoặc các quán cà phê, quán ăn, cửa hàng take away, fastfood. Trong ngành này thì sẽ có một số vị trí công việc cụ thể như: Waitstaff, F&B Attendent, hoặc Barista, Bartender.
– Nhóm ngành khách sạn. Nhóm này sẽ có nhiều vị trí khác nhau. Theo như mình thấy thì sẽ có 2 vị trí cơ bản nhất đó là Reception và Housekeeping.
– Nhóm ngành Retail, nghĩa là các công việc ở siêu thị, convenience store, hay các cửa hàng bán hàng.
Cá nhân mình nghĩ đây là 3 nhóm ngành mà du học sinh có thể dễ xin việc nhất, vì nó không đòi hỏi quá nhiều bằng cấp, kinh nghiệm và kĩ năng nhiều. Và nó cũng không đòi hỏi commitment quá cao từ phía các bạn. Chính vì thế nên mình nghĩ đây là 3 nhóm ngành mà các bạn nên tập trung vào khi đi xin việc làm thêm.Phần tiếp theo mình xin chia sẻ một số nguồn mà bạn có thể tìm việc ở các nhóm việc trên.
2. Nguồn việc
Nguồn đầu tiên đó là các trang web tìm việc ở mỗi quốc gia. Ở các nước họ sẽ có những trang web tìm việc để nhà tuyển dụng có thể đăng lên tìm nhân viên. Ở Úc thì có seek.com.au, au.jora.com, indeed.com, gumtree.com.au. Tuy nhiên, nhược điểm của nguồn việc này thì mình cũng cần thông tin rõ là các trang web này độ phản hồi không cao. Có khi mình nộp cả trăm cái thì mới nhận được 1 2 cái respone của nhà hàng ý.
Nguồn việc thứ 2 là trên facebook. Điểm lợi thế ở nguồn này là gần gũi và dễ tương tác với nhà tuyển dụng hơn. Các bạn có thể tìm việc trên các group ở FB. Công thức tìm kiếm của mình là tính chất-job- location (thành phố các bạn dự định tìm việc). Ví dụ: international student hospitality in Sydney. Và đồng thời trên FB cũng có những market place, họ cũng đăng công việc tại đây và bạn hoan toàn có thể tìm việc từ đây.
Nguồn tìm việc thứ 3 mà các bạn có thể tìm việc đó là các website chính thống của các hệ thống, chuỗi nhà hàng. Ví dụ như bạn muốn làm trong các hệ thống như KFC, McDonal thì bạn có thể vào website của họ. Tiếp theo đó bạn vào phần oppotunity hoặc job hoặc carrier, họ sẽ show ra cho bạn tất cả các job hiện đang cần tuyển để bạn apply. Mình đã nhận được phản hồi bằng cách này.
Nguồn tìm việc thứ 4 khá là thú vị, được gọi là Job Agency. Job Agency là những công ty trung gian kết nối nhà tuyển dụng và người tìm việc. Mình thấy là loại hình này khá là phù hợp với các bạn du học sinh vì nó không đòi hỏi comitment từ các bạn quá cao. Khi nào bạn rảnh thì bạn đi làm. Mình ví dụ khi 1 nhà hàng có 1 buổi tiệc nào đấy quá đông khách, và họ cần tuyển thêm nhân sự làm việc thì họ sẽ gọi đến Job Agency. Và bên môi giới sẽ gọi cho bạn đi làm trong 1 2 shift. Lưu ý đây là công việc thời vụ, tính chất công việc không mang tính ổn định. Bạn rảnh thì bạn đi làm, họ cần người thì họ gọi cho bạn. Ở Úc thì mình có từng làm qua bên Job Agency là Flexi Staff, Sidekickers. Mình thấy app của Sidekickers khá thân thiện với người dùng và có nhiều công việc cho các bạn chọn. Đối với các bạn ở quốc gia khác, các bạn có thể tra cứu ở google theo cú pháp công việc + Job Agency là sẽ ra nhé. Các app agency sẽ có hệ thống làm việc khác nhau nên các bạn cần nghiên cứu thêm trước khi đăng kí vào nhé.
Nguồn công việc thứ 5 gọi là AD Drop CV. Tức là bạn thay vì nộp onl, các bạn có thể đến từng nơi họ đang tuyển hoặc chưa tuyển để rải CV của mình. Các bạn có thể đến những trung tâm sầm uất nhiều nhà hàng quán ăn và xin gửi hồ sơ của mình ở đấy, khi nào có job available thì please contact me.
3. Kĩ năng làm việc cơ bản
Trong phần này mình sẽ chia sẻ với các bạn một số các kĩ năng cơ bản cần thiết.Kĩ năng đầu tiên, đương nhiên các bạn cũng biết rồi, KĨ NĂNG GIAO TIẾP. Bạn không nhất thiết phải nói ngon nói ngọt, nhưng cần cho họ thấy sự giao tiếp lưu loát, chững chạc và tự tin từ bạn. Có như vậy thì quá trình xin việc cũng sẽ dễ dàng hơn. Mình cũng cần nhấn mạnh về khả năng nói tiếng ngoại ngữ của các bạn là điều quan trọng. Mình khuyên các bạn trước khi xác định đi du học cần phải trau dồi ngôn ngữ nhiều hơn. Không nên suy nghĩ cứ qua đấy rồi ngôn ngữ sẽ tự tăng lên nhé. Người tuyển dụng họ cũng không muốn nhận người làm mà giao tiếp tiếng của họ còn bập bẹ đâu.
– Kĩ năng thứ 2, KĨ NĂNG PHỎNG VẤN. Và một trong những điều đó là tác phong khi đi phỏng vấn. Mặc dù là công việc partime, công việc lao động chân tay, nhưng các bạn cũng cần phải giữ standard của mình, cần tạo cho mình một sự chuyên nghiệp ngay từ điều nhỏ nhất. Bởi vì một khi mà bạn tạo được ấn tượng tốt từ ban đầu với nhà tuyển dụng thì quá trình sau đó sẽ trở nên thuận lợi hơn. Các bạn nên mặc áo sơ mi và quần tây để đi phỏng vấn. Ngoài việc tác phong ăn mặc chuyên nghiệp thì các bạn cũng cần chuẩn bị thật chu đáo những giấy tờ như visa, passport, Resume, CV. Đừng bao giờ đến buổi phỏng vấn mà không đem theo gì cả. BẠN CHẮC CHẮN SẼ TRƯỢT. Nếu cẩn thận các bạn có thể soạn thêm bảng Availability, trên đấy sẽ thể hiện ngày giờ các bạn có thể đi làm được. Để khi nhà tuyển dụng hỏi bảng này bạn sẽ có liền. Họ sẽ thấy được sự chỉn chu từ bạn đấy. Tác phong bên ngoài sẽ thể hiện tính cách và từ đấy có thể đánh giá được tác phong làm việc của bạn.
– Kĩ năng thứ 3 là CUSTOMER SERVICE. Đây là một kĩ năng quan trọng khi các bạn apply vào nhóm ngành dịch vụ. Đối với mình, điều này mang ý nghĩa là 1 tính cách nhiệt huyết, mong muốn được giúp đỡ khách hàng của mình mà các bạn cần học hỏi, rèn luyện, trải nghiệm để trau dồi kĩ năng. Các bạn hãy nở nụ cười thật tươi khi họ hỏi các bạn kiểu: “what do you think about customer service?” Và bạn sẽ trả lời là “the key of the customer service is the big slmile”. Trong ngành dịch vụ, thì nụ cười chính là customer service skill quan trọng nhất ấy. Do đó trong quá trình phỏng vấn các bạn hãy luôn mỉm cười thật tươi và thể hiện một tinh thần thật lạc quan, tràn đầy năng lượng. Qua đó thì nhà tuyển dụng sẽ tự cảm nhận được tinh thần customer service trong con người bạn, mà bạn không cần nói quá nhiều từ ngữ
4. Một số kỹ năng nâng cao
Mình hi vọng sẽ giúp cho quá trình tìm việc của các bạn trở nên dễ dàng hơn. Mình biết là không phải ai cũng muốn đầu tư công sức, tiền bạc và thời gian vào các kĩ năng này. Nhưng mình tin, nếu các bạn có những kĩ năng này thì câu chuyện tìm việc của các bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Và mình khuyên là với những bạn du học sinh có dự định ở lại học lâu dài, hoặc muốn tìm cho mình công việc ổn định, thì các bạn nên đầu tư vào học các kĩ năng này.– Kĩ năng đầu tiên: KĨ NĂNG PHỤC VỤ. Trong kĩ năng này thì kĩ năng cơ bản nhất là three – plate – carrying. Kĩ năng này đòi hỏi các bạn phải luyện tập ở nhà thường xuyên để thành thục, cũng không cần phải đi học đâu xa đâu, các bạn lên mạng search clip rồi xem và thực tập ở nhà là được. Kĩ năng thứ 2 là tray – service. Các bạn sẽ mua khay và thực tập bê cốc, đĩa, ly bằng khay đến khi thăng bằng thành thục là được.
– Kĩ năng thứ 2: KĨ NĂNG LÀM COFFEE. Đây là kĩ năng khá là nâng cao để đi xin việc làm thêm. Để có được kĩ năng này, thì bạn bắt buộc phải đi học, thật sự là bạn sẽ khó có thể tự học được ở nhà. Ở Úc, mỗi khóa học kéo dài khoảng 1 2 ngày, hoặc đôi khi là 1 2 tuần, và sau các khóa học này thì bạn hoàn toàn có thể tự làm được coffee trên máy hay vẽ latte art. Khóa học này sẽ mất khoảng 200-300$/khóa. Nhiều bạn sẽ nghĩ điều đó là lãng phí, khi bỏ số tiền đó để học đúng 1 kĩ năng và chỉ để phục vụ cho việc đi làm thêm. Cá nhân mình nghĩ thì đây giống như là 1 khoản đầu tư, có những chỗ, sau khi các bạn hoàn thành khóa học xong, bạn sẽ có chứng chỉ, và nhiều nơi họ sẽ giới thiệu Job cho bạn, cơ hội nhận việc của bạn sẽ cao hơn. Và đối với Barista ở Úc thì chỉ cần bạn làm việc 1 tuần là đã có thể thu hồi lại số tiền bạn bỏ ra rồi.
– Bên cạnh các kĩ năng thì mình cũng muốn giới thiệu với các bạn một số chứng chỉ cần có để có thể dễ dàng tìm việc tại Úc. Đầu tiên là chứng chỉ RSA (Responsible Service of Alcohol). Tất cả các cơ sở có bán rượu thì toàn bộ nhân viên bắt buộc phải có chứng chỉ này. Không chỉ riêng ở Úc, gần như các cơ sở kinh doanh có bán rượu ở các nước khác cũng đều sẽ cần chứng chỉ này. Chính vì thế, mình khuyên là các bạn nên học chứng chỉ này, nếu muốn có công việc partime ổn định trong ngành F&B. Chứng chỉ thứ 2 là Food safety&Food Handling, dành cho những bạn muốn làm việc trong bếp. Chứng chỉ này cũng tương tự như chứng chỉ vệ sinh an toàn thực phẩm. Các chứng chỉ này các bạn đều có thể tìm trên google và học online. Tuy chúng mất phí nhưng khi bạn đi làm rồi thì sẽ thu hồi lại rất nhanh.
5. Một số lưu ý
Phần này mình muốn chia sẻ một số lưu ý được rút ra từ bản thân và những lưu ý mà mình chưa hề biết trước khi mình đi xin việc.– Lời khuyên đầu tiên là các bạn không nên đi làm cash in hand. Các bạn có thể nghĩ là mình đi làm nhận hết lương, mình có thể kiếm được nhiều hơn, mình không phải trả thuế. Nhưng trên thực tế, mức lương đi làm cash in hand khá là thấp. Chỉ khoảng 10-12$/h. Trong khi tại các cơ sở legal thì họ buộc phải tuân thủ mức minimum requirement về tiền lương do chính phủ đề ra. Do đó, mức lương sẽ dao động 17-18$/h, sau khi trừ thuế đi đâu đó cũng sẽ nhỉnh hơn so với cash in hand. Tuy nhiên, rủi ro lớn hơn khi bạn làm cash in hand đó là khi bị phát hiện bạn có thể bị tước visa. Hoặc khi có vấn đề xảy ra, thì không có cơ quan nào đứng ra bảo vệ quyền lợi cho bạn được hết, vì bản thân bạn cũng đang làm việc không hợp pháp.
– Lưu ý thứ 2, đặc biệt là ở Úc, bạn càng nhỏ tuổi thì lương bạn càng thấp. Bạn có thể tra trên mạng để xem mức lương cho từng độ tuổi. Đến khi bạn 21 tuổi bạn sẽ được nhận full lương. Đây là luật rồi thì mình tuân thủ thôi, mặc dù cũng khá là bất công ấy.
– Lưu ý thứ 3, các bạn nên hiểu rõ quyền lợi của mình và luôn bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình khi đi làm. Mình tin ở bất cứ quốc gia nào cũng đều có tổ chức của nhà nước đứng ra để bảo vệ quyền lợi cho người đi làm. Ví dụ nếu bạn thấy mức lương của công ty trả cho bạn thấp hơn mức minimum requirement cho vị trí đó, hoặc làm ngoài giờ nhưng không được trả lương thì bạn hoàn toàn có thể đi kiện.
– Lưu ý thứ 4, khi bạn đi làm việc hợp pháp thì bạn cần phải có tax file number. Mất khoảng 2 tuần đến 1 tháng để có được mã số này. Nên các bạn khi xác định đi xin việc thì việc đầu tiên là các bạn cần apply xin mã số này càng sớm càng tốt nhé. Mình muốn lưu ý cho các bạn muốn apply lấy mã số này ở Úc là dịch vụ này hoàn toàn MIỄN PHÍ. Nên các bạn đừng để bị lợi dụng mà mất tiền oan nhé.
– Lưu ý thứ 5, dành cho các bạn ở Úc, đó là tài khoản superannuation. Tài khoản này đại loại là tài khoản lương hưu. Nên khi bạn muốn chuyển qua công việc khác thì bạn hãy lưu số tài khoản này để đưa cho bên phía nhà tuyển dụng. Họ sẽ tự động chuyển phần tiền super vào tài khoản này cho bạn. Để tránh trường hợp bạn bị trùng lặp nhiều tài khoản super và bạn sẽ khó kiểm soát được số tiền này.
Trên đây là những chia sẻ của mình về những vấn đề đi làm thêm. Mình hi vọng là sẽ giúp được các bạn phần nào đó trong hành trình tìm việc của mình nhé.
-
Người viếtBài viết
- Bạn cần đăng nhập để phản hồi chủ đề này.